4 nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và cách điều trị
Biết rõ được nguyên nhân gây bệnh trĩ nội chính là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả. Trĩ nội là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng với mức độ phổ biến ngang bằng bệnh trĩ ngoại. Nếu không điều trị bệnh trĩ nội kịp thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe bệnh nhân.
4 nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội có rất nhiều. Thực tế, ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao nhất là người lớn tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là tác nhân duy nhất, dưới đây là 4 tác nhân phổ biến khác.

1. Do thói quen sinh hoạt và lao động
Thông thường, bệnh trĩ xảy ra đối với những người ngồi lâu, ít vận động. Hoặc những ai vận động nặng và nhịn đi vệ sinh. Chính những điều này gây ra áp lực không hề nhỏ tới hậu môn. Ngoài ra, quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Do thói quen ăn uống
Đây là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ. Nhiều người trong xã hội hiện đại có thói quen uống ít nước, ăn ít rau, bổ sung ít chất xơ... Trong đó, tiêu thụ nhiều sản phẩm chiên rán, đồ ăn dầu mỡ, thực phẩm cay nóng...
Khiến dạ dày phải co bóp mạnh và nhiều. Thậm chí, bệnh nhân không thể nhuận tràng nên dẫn tới rặn mạnh mỗi lần đại tiện, dần dần gây ra táo bón rồi trĩ.
3. Do bệnh lý đường tiêu hóa
Một trong những tác nhân chính dẫn tới trĩ nội là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Trong đó gồm: táo bón, hội chứng lỵ, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, táo bón mãn tính... Khiến chức năng của cơ quan tiêu hóa hoạt động không bình thường.
4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân kể trên, vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh trĩ. Phụ nữ trong thời gian mang thai, nguy cơ lòi dom cao hơn người bình thường. Đặc biệt, người béo phì, người già,... nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Chủ yếu do nguyên nhân tuổi tác, thực phẩm, thói quen lao động...
Nhận biết triệu chứng của bệnh trĩ nội
Ngoài nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, người bệnh còn quan tâm các triệu chứng của bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, trĩ nội gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có triệu chứng nhận biết khác nhau.

Giai đoạn 1.
Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau khi đại tiện và xuất hiện máu tươi khi đại tiện. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng bệnh. Có người thấy máu dính ở giấy vệ sinh, có người thấy máu chảy thành tia, chảy nhỏ giọt khi đại tiện.
Giai đoạn 2.
Trĩ nội giai đoạn 1 không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này, ngoài việc đại tiện ra máu, người bệnh còn thấy có một cục như cục thịt nhỏ lòi ra ngoài nhưng sau đó tự lo lên được. Cục nhỏ chính là búi trĩ.
Giai đoạn 3.
Giai đoạn này, búi trĩ nội lòi ra ngoài mỗi khi đại tiện và không thể tự co lên, người bệnh phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới tụt vào trong được.
Giai đoạn 4.
Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội. Giai đoạn này, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài ngay cả khi bạn không đi đại tiện và bạn hoàn toàn không thể đẩy búi trĩ vào trong. Búi trĩ lòi ra khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, ngứa, khó chịu, hậu môn ẩm ướt, chảy dịch, viêm nhiễm...
Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nội
Nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, giúp người bệnh chủ động trong cách phòng tránh để có thể tránh được những biến chứng không hay xảy ra. Nếu không, sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:
- Tắc mạch: Cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc khiến bệnh nhân đau rát.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Tổn thương do trĩ nội gây ra dẫn tới nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm trong ống hậu môn, dẫn tới ngứa, nóng rát. Khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, loét hậu môn.
- Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ nội có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ ống hậu môn. Dẫn tới đau, bất tiện khi đại tiện. Nếu không xử lý kịp thời gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí hoại tử.
- Nứt kẽ hậu môn: Biến chứng này khiến người bệnh đau đớn khi đại tiện. Nếu bệnh nhân chỉ có búi trĩ nhỏ nhưng đau nhiều khi đại tiện thì rất có khả năng nứt hậu môn đi kèm.
Nên làm gì khi mắc bệnh trĩ nội?
Sau khi nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, triệu chứng gây bệnh trĩ nội... Bệnh nhân cần chủ động trong cách điều trị kịp thời, đúng phương pháp để bệnh được chữa khỏi triệt để.
1. Biện pháp khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà
Người bệnh có thể khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà bằng các biện pháp dưới đây. Từ đó giảm sưng đau, giảm viêm búi trĩ.

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ không tan sẽ trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón. Giúp người bệnh tránh được những căng thẳng có thể làm triệu chứng trĩ nội trầm trọng thêm.
- Ngâm hậu môn thường xuyên trong chậu nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút và 2 – 3 lần/ngày giúp dịu cơn đau do trĩ nội gây ra.
- Giữ vùng hậu môn sạch sẽ: Tắm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Lau vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng.
- Không nên vệ sinh hậu môn bằng cách vệ sinh thường: Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng. Tốt nhất khi rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn. Dù ngứa cũng không được mạnh tay mà cần nhẹ nhàng để tránh cọ xát búi trĩ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
- Chườm lạnh: Đây là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Người bệnh có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày để giảm sưng, đau.
2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nội
Nếu bệnh trĩ nội tạo ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót... Những sản phẩm này có chứa các thành phần, chẳng hạn như hazel hazel, hoặc hydrocortison và lidocain, có thể làm giảm đau và ngứa tạm thời.
Đừng sử dụng kem chứa steroid không kê đơn trong hơn một tuần, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Vì nó có thể khiến da vùng hậu môn bị mỏng đi, dễ gây chảy máu.
3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng thủ thuật ngoại khoa
Thủ thuật ngoại khoa điều trị bệnh trĩ nội được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng phổ biến, nhận được phản hồi tích cực của bệnh nhân: đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Ưu điểm của phương pháp này:
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
- Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo xấu
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể,...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, triệu chứng gây bệnh trĩ nội, tác hại gây bệnh trĩ nội cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp miễn phí!