Bệnh trĩ ăn gì để mau khỏi bệnh, tránh biến chứng?
Bệnh trĩ ăn gì để mau khỏi bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm là điều người bệnh quan tâm rất nhiều. Có thể nói, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, trong đó có hậu môn - trực tràng. Vì vậy, khi bị trĩ, bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giảm áp lực lên búi trĩ, giảm triệu chứng đau rát, khó chịu, phòng ngừa biến chứng…
Người bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?
Bệnh trĩ ăn gì tốt nhất? Thói quen dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh. Nếu kết hợp điều trị y tế với chế độ ăn uống lành mạnh, búi trĩ có thể do dần theo thời gian, giảm đau rát hậu môn, chảy máu búi trĩ…
Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh trĩ, bạn cần ăn uống theo các nguyên tắc sau:

- Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Thường xuyên bổ sung chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm táo bón – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Hạn chế thực phẩm, đồ uống khó tiêu: Dung nạp thực phẩm và đồ uống khó tiêu có thể làm tăng áp lực lên đường ruột, gây táo bón và tăng ma sát lên búi trĩ khi đại tiện. Hơn nữa, các loại đồ uống và thực phẩm này còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa khác như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược thực quản,...
- Chú ý thói quen ăn uống: Các thói quen ăn uống như ăn không đúng giờ, ăn khuya, ăn quá nhanh, ăn uống quá mức,... có thể gây rối loạn đường ruột, tăng nguy cơ tiêu chảy – táo bón và có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng khem có thể khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thiếu chất. Do đó khi ăn uống, bạn nên đa dạng thực phẩm và ăn đủ 3 bữa để duy trì thể trạng khỏe mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch.
Bệnh trĩ nên ăn gì? Các thực phẩm tốt cho bệnh trĩ
Bệnh trĩ ăn gì để giảm triệu chứng bệnh? Ngoài khả năng cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm còn hỗ trợ tăng độ bền thành mạch, chống oxy hóa, điều hòa nhu động ruột… Dưới đây là thực phẩm tốt cho bệnh nhân trĩ bạn nên bổ sung hàng ngày.
1. Rau xanh - Thực phẩm tốt cho bệnh nhân trĩ
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động tiêu hóa. Chất xơ trong nhóm thực phẩm này có khả năng ngừa táo bón, giảm ma sát lên búi trĩ…
Bên cạnh đó, rau xanh còn làm sạch ống tiêu hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, một số loại rau xanh như: rau diếp cá, cải thìa, rau má có tác dụng ức chế vi khuẩn, làm bền mạch máu, tăng tốc độ hồi phục của mô niêm mạc… Các loại rau tốt cho bệnh nhân trĩ: rau mồng tơi, rau cải, cải thảo, rau dền, rau lang, rau ngót, rau diếp cá…
2. Người bị trĩ nên bổ sung các loại củ
Các loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ dền, củ cải trắng… không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, còn đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân trĩ. Ngoài chất xơ, các loại củ còn cung cấp tinh bột. Đây là nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ giảm áp lực khi đại tiện.
Bên cạnh đó, hàm lượng magie dồi dào trong nhóm thực phẩm này giúp điều hòa nhu động ruột. Từ đó giảm nguy cơ táo bón và hạn chế tình trạng đại tiện ra máu.
Một số nghiên cứu cho thấy, hợp chất chống oxy hóa từ thực vật còn giúp duy trì cân nặng ổn định, điều hòa huyết áp, cân bằng đường huyết, ức chế quá trình tụ mỡ ở gan.
3. Trái cây - Thức ăn tốt cho người bệnh trĩ
Tương tự rau xanh, trái cây cũng là nhóm thực phẩm lành mạnh, thích hợp với bệnh nhân trĩ. Nhóm thực phẩm này cung cấp cho cơ thể hàm lượng khoáng chất, axit amin, vitamin dồi dào… Từ đó nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện sức đề kháng.
Bổ sung trái cây đều đặn sẽ phòng ngừa táo bón, giảm nhẹ triệu chứng do trĩ, củng cố tĩnh mạch, hạn chế biến chứng nguy hiểm như trĩ huyết khối, vỡ búi trĩ…
4. Bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Axit béo lành mạnh như vitamin E, Omega 3, Omega 6… đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh trĩ. Thành phần này giúp làm mềm phân, hỗ trợ bôi trơn ống tiêu hóa, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài khi đại tiện.

Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: dầu oliu, quả bơ, hạt hướng dương, cá hồi… làm giảm cảm giác ngứa, đau rát, chảy máu khi đại tiện…
5. Thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào
Triệu chứng điển hình của trĩ là đại tiện ra máu kéo dài. Tình trạng này không chỉ khiến hậu môn đau rát, ngứa, khó chịu, còn dẫn tới thiếu máu mãn tính. Dù không đe dọa sức khỏe nhưng thiếu máu có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm sức đề kháng, yếu ớt, sụt cân…
Vì vậy, bệnh nhân trĩ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn để tăng sản xuất hồng cầu, giảm mệt mỏi, ngừa suy nhược… Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào: gan, cá ngừ, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, thịt bò, củ dền, hạt điều, hạt hạnh nhân, nấm mèo,...
6. Một số loại gia vị nên ăn khi bị trĩ
Bệnh nhân trĩ được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng ăn nhiều gia vị. Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ… có khả năng chống viêm, kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý…
Một số loại gia vị tốt cho bệnh nhân trĩ:
- Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ được chứng minh có hiệu quả chống oxy hóa, giảm viêm, tăng tốc độ phục hồi mô, niêm mạc… Bổ sung nghệ có thể giảm viêm, giảm đau nhức hậu môn, hỗ trợ co búi trĩ…
- Bạc hà: Tinh dầu trong lá bạc hà không chỉ giúp giảm buồn nôn, nôn mửa, giảm căng thẳng… Còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, cải thiện cơn đau do hội chứng ruột kích thích. Thường xuyên sử dụng bạc bà trong chế độ ăn có thể hạn chế nguy cơ tiêu chảy, táo bón, hỗ trợ làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng…
- Gừng: Thêm gừng vào món ăn giúp kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu… Ngoài ra, loại gia vị này còn hiệu quả trong kiểm soát cơn đau, chống viêm…
- Tỏi: Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng chống oxy hóa mạnh, ức chế vi khuẩn và virus. Bên cạnh đó, hoạt chất này giúp giảm cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm viêm búi trĩ. Tuy nhiên, khi sử dụng tỏi, chỉ nên dùng 1 lượng vừa đủ để tránh nóng dạ dày, khó chịu khi đại tiện…
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại gia vị khác như ngò rí, kinh giới, hoa hồi, bạch đậu khấu, lá hương thảo, xô thơm, hương nhu tía,... để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện chức năng tiêu hóa.
7. Bổ sung 2 lít nước/ngày để trị bệnh trĩ
Uống nhiều nước là thói quen tốt với bệnh nhân trĩ. Ngoài khả năng giải khát, điều hòa thân nhiệt, cân bằng điện giải, bổ sung nước còn giúp mềm phân, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa,...

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép từ trái cây và rau củ để tăng cường sức khỏe, nhuận tràng, cải thiện chức năng miễn dịch…
Như vậy, bệnh trĩ ăn gì để mau khỏi bệnh đã có câu trả lời. Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa phòng tránh triệu chứng bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ ăn gì
Bệnh trĩ an trái cây gì
Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Cách chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không
Bệnh trĩ nên an uống như the nào
Mổ trĩ nên ăn quả gì
Bệnh trĩ có nên ăn trứng không
Bị trĩ có nên ăn sữa chua
Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không
Bị trĩ sau sinh nên an gì
Bệnh trĩ la gì