Bệnh trĩ lòi dom là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh trĩ lòi dom là bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn – trực tràng. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người mắc phải. Thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Những hình ảnh, cách nhận biết và phương pháp điều trị dưới đây giúp bệnh nhân nắm rõ về căn bệnh này.
Bệnh trĩ lòi dom là gì?
Bệnh trĩ lòi dom là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức. Không chịu nổi áp lực nên dần sa xuống, tạo thành búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.

Lòi dom có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tập trung nhiều ở trẻ nhỏ, người già, người có hệ thống tĩnh mạch hậu môn suy yếu, phụ nữ mang thai... Những nguyên nhân hình thành trĩ lòi dom:
- Bất kỳ một tác động nào gây áp lực lên ổ bụng cũng khiến niêm mạc trực tràng sa xuống hậu môn
- Bệnh lòi dom do búi trĩ nội bị sa quá mức, không thể co vào trong được và do trĩ ngoại viêm nhiễm lở loét hình thành.
- Thói quen sinh hoạt không tốt, uống ít nước, chế độ ăn uống nhiều đạm, nhiều đồ ăn cay nóng, thức ăn khó tiêu... dẫn tới táo bón, kiết lỵ kéo dài. Khi đó, người bệnh đại tiện khó khăn, đại tiện phải rặn, làm gia tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng.
- Do đặc thù công việc đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động hoặc phải làm việc nặng nhọc trong thời gian dài...
- Tuổi tác cao, kéo theo sự lão hóa của các cơ quan, khiến hậu môn người già suy yếu, không chịu được áp lực...tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.
Cách nhận biết bệnh trĩ lòi dom như thế nào?
Như đã nói ở trên, bệnh trĩ lòi dom là hiện tượng người bệnh thấy một “cục thịt hồng” lòi ra ngoài hậu môn khi đại tiện. Sự xuất hiện “cục thịt hồng” chính là phần trực tràng bị giãn nở quá mức, còn gọi là búi dom. Dựa vào búi dom để nhận biết bệnh chính xác.
1. Búi dom lòi ra ngoài
Trĩ lòi dom nhận biết thông qua búi dom thò ra ngoài khi đại tiện. Tùy thuộc mức độ bệnh mà búi dom sa ra ngoài có sự khác nhau:
- Giai đoạn nhẹ: Thời điểm này, búi dom mới hình thành, có thể lòi ra ngoài sau phân. Hơn nữa, búi dom có thể tự co lại vào trong lỗ hậu môn.
- Giai đoạn phát triển: Búi dom bắt đầu phát triển với kích thước lớn. Khi sa ra ngoài, chúng không thể tự co lại vào trong hậu môn. Người bệnh phải dùng tay ấn, đẩy búi dom vào trong hậu môn.
- Giai đoạn nặng: Búi trĩ kích thước lớn sa ra ngoài hậu môn, không thể co lại, kể cả khi người bệnh dùng tay ấn, đẩy lên. Giai đoạn này hầu như đã xảy ra biến chứng, có thể nhiễm trùng, hoại tử,...
2. Chảy máu hậu môn
Ban đầu, lòi dom không thường xuyên đại tiện ra máu. Lượng máu ít, nhỏ giọt. Nếu không điều trị sớm, bệnh phát triển nặng khiến máu phun thành tia. Kích thước búi dom càng lớn thì lượng máu chảy càng nhiều, bệnh lòi dom càng nặng. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu.
3. Hậu môn bị lồi thịt đau rát, ngứa hậu môn
Bệnh nhân lòi dom luôn cảm thấy ngứa, khó chịu hậu môn. Hậu môn có cảm giác căng tức, lúc nào cũng muốn đi đại tiện. Búi dom vướng víu, hậu môn xuất hiện dịch nhầy dẫn tới viêm nhiễm hậu môn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ lòi dom
Bệnh trĩ lòi dom được chuyên gia khuyến cáo nên đi thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát, không chỉ phương pháp điều trị dễ dàng. Còn tránh được những biến chứng khó lường:

- Ung thư hậu môn – trực tràng: Búi dom phát hiện, bị xơ hóa cứng sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển, đe dọa trực tiếp tính mạng con người.
- Hoại tử hậu môn: Búi dom lòi ra ngoài hậu môn vô tình tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Người bệnh không chỉ khó chịu bởi búi dom mà nguy cơ viêm nhiễm cao. Thậm chí hoại tử hậu môn.
- Giảm ham muốn tình dục: Đau nhức hậu môn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, đặc biệt trong quan hệ tình dục. Từ đó làm giảm nhu cầu tình dục, ảnh hưởng chất lượng đời sống “chăn gối”.
- Thiếu máu trầm trọng: Lượng máu chảy nhiều, người bệnh dễ bị thiếu máu. Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung...
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ lòi dom hiệu quả
Đối với bệnh trĩ lòi dom, tùy theo tình trạng diễn biến ở mức độ nặng hay mức độ nhẹ mà người bệnh có những biện pháp điều trị khác nhau. Hầu hết bệnh lòi dom được điều trị theo 2 cách thức sau:
1. Điều trị bệnh lòi dom theo phương pháp hiện đại
Trước tiên, để điều trị bệnh lòi dom, các bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi vùng hậu môn, nội soi đại tràng... Từ đó đưa ra cách điều trị cụ thể cho từng giai đoạn mắc bệnh.
- Điều trị bằng thuốc (nội khoa): Áp dụng cho lòi dom cấp độ 1, 2. Thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kháng viêm, thuốc bôi, thuốc đặc trị, thuốc đặt hậu môn, thuốc nhuận tràng...
- Điều trị bằng thủ thuật (ngoại khoa): Áp dụng cho lòi dom cấp độ 3. 4. Phương pháp được áp dụng hiệu quả là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng thành công, nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân...

2. Điều trị bệnh lòi dom tại nhà
Đối với trường hợp bị lòi dom nhẹ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ thì có thể tự chữa trị lòi dom tại nhà theo những cách sau đây:
- Thuốc bôi dom: Co Tripro gel, Tretinoin, Rectostop...
- Chườm đá: Sử dụng đá giúp làm mát, giảm cơn đau hậu môn...
- Sử dụng thuốc: Một số thuốc làm mềm phân, bổ sung chất xơ: Citrucel, Metamucil...
- Sử dụng nha đam: Nha đam chứa tinh chất làm dịu, làm mát vết bỏng, phục hồi da, giảm sưng nóng... Sử dụng gel nha đam bôi lên búi dom, đợi gel khô lại. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
- Thiết lập chế độ ăn uống: Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước làm mềm phân để đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Bệnh trĩ lòi dom sẽ không nguy hiểm nếu như người bệnh kịp thời điều trị. Vì khi bệnh ở mức độ nhẹ, việc điều trị dứt điểm sẽ nhanh hơn. Chớ để bệnh kéo dài, có thể dẫn tới biến chứng về sau. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ lòi dom
Cách chữa lòi dom tại nhà
Rặn đẻ bị lòi dom
Lòi dom là bệnh gì
Táo bón lòi trĩ
Chữa lòi dom bằng rau diếp cá
Bị lòi dom nên ăn gì