Tiểu rắt tiểu không hết: Nguyên nhân, tác hại, cách điều trị
Tiểu rắt tiểu không hết thường phổ biến khi bạn già đi. Tuy nhiên, thực tế thì hiện tượng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là nam và nữ thuộc độ tuổi sinh sản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân gây tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết. Từ đó lựa chọn cách điều trị thích hợp, hiệu quả triệt để.
Tiểu rắt tiểu không hết là gì?
Tiểu rắt tiểu không hết là hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Mỗi lần đi tiểu bạn không thể đi hết mà nước tiểu vẫn ứ đọng lại. Điều này dẫn tới việc bạn muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, đôi khi chỉ vài giọt hoặc không có giọt nào.

Tìm hiểu nguyên nhân đái rắt đái không hết
Tiểu rắt tiểu không hết nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều tác nhân dẫn tới tình trạng bất thường này. Trong đó được phân loại thành tắc nghẽn và không tắc nghẽn.
Nguyên nhân tắc nghẽn: là nguyên nhân khiến nước tiểu không thể chảy ra hết. Đôi khi nó có thể biến chứng tiểu rắt và tiểu không hết thành bí tiểu cấp tính, đe dọa tính mạng con người.
- U xơ tuyến tiền liệt ở nam giới
- Do khối u hoặc ung thư
- Hẹp niệu đạo
- Sa bàng quang
- Táo bón
- Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Nguyên nhân không tắc nghẽn: là nguyên nhân đến từ việc cơ bàng quang bị suy yếu hoặc do các vấn đề thần kinh gây cản trở tín hiệu giữa não và bàng quang. Khi các dây thần kinh không hoạt động đúng, não của bạn có thể nhận sai tín hiệu, bàng quang chưa đầy đã phát tín hiệu buồn tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Sinh con
- Chấn thương vùng chậu
- Bệnh thần kinh ở cả nam và nữ giới
- Cơ bắp hoặc chức năng thần kinh bị suy giảm do thuốc hoặc gây mê
- Tai nạn làm tổn thương não hoặc tủy sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Rối loạn chức năng bàng quang
- Do phẫu thuật xương chậu
- Do sử dụng một số thuốc
- Do lão hóa
- Do mắc bệnh lây lan qua đường tình dục
- Do thói quen sinh hoạt ít vận động, uống ít nước
Tiểu rắt và tiểu không hết nguy hiểm như thế nào?
Tiểu rắt tiểu không hết thật sự là triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm khi phát hiện các triệu chứng hoặc không phát hiện được triệu chứng... có thể dẫn tới biến chứng khó lường:
- Cuộc sống bị đảo lộn
Không điều trị, các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết gây ra khó chịu cho bản thân, từ sinh hoạt hàng ngày đến các mối quan hệ, công việc...
Người bệnh sẽ mất hứng thú với những sở thích vì phải đi tiểu thường xuyên, lo lắng tìm nhà vệ sinh. Khiến người bệnh mệt mỏi, nóng tính hơn...
- Đau đớn
Bệnh nhân mắc chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết thường xuyên cảm thấy đau ở bàng quang hoặc thận. Lâu dài khiến cơ quan này bị suy yếu chức năng và tổn thương. Khi bước vào giai đoạn nặng, dù chỉ là đi tiểu cũng có thể dẫn tới đau đớn, khó chịu, thậm chí chuột rút vùng chậu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang và đường niệu đạo. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Bàng quang suy giảm chức năng
Theo thời gian, bàng quang thường xuyên co thắt để giải phóng nước tiểu dù chưa đầy. Điều này dẫn tới các cơ dần suy yếu, bàng quang bị tổn thương nặng nề,...
- Tổn thương cơ sàn chậu
Thường xuyên tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết sẽ gây tổn hại các loại cơ sàn chậu, một trong những cơ này là cơ thắt niệu đạo. Cơ thắt niệu đạo có vai trò giữ niệu đạo đóng lại để ngăn nước tiểu chảy ra, khi cơ này bị tổn thương, dẫn tới tiểu không tự chủ.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang
Giữ nước tiểu trong bàng quang một thời gian dài do không đi tiểu được có thể dẫn tới sỏi thận, sỏi bàng quang, đặc biệt những người có tiền sử bệnh hoặc những người có hàm lượng khoáng chất cao trong nước tiểu.
- Suy giảm ham muốn tình dục
Tiểu rắt và không đi tiểu được ảnh hưởng đời sống tình dục. Khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú chuyện sinh hoạt vợ chồng, gây đau khi quan hệ...
- Tổn thương thận vĩnh viễn
Không điều trị tiểu rắt và tiểu buốt, bệnh có thể kéo dài làm tổn thương thận vĩnh viễn. Ảnh hưởng tới hoạt động của thận, dẫn tới suy thận, huyết áp cao,...thậm chí đe dọa tính mạng.
- Rối loạn giấc ngủ
Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết còn có thể làm bạn mất ngủ vào ban đêm, đặc biệt người cao tuổi, việc thức dậy đi tiểu ban đêm giống như nỗi “ám ảnh” với họ.
Tỉnh dậy, đi tiểu sau đó khó ngủ lại, trằn trọc, giấc ngủ bị dang dở, người bệnh mệt mỏi vào ngày hôm sau. Về lâu dài, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần, thể chất...
Điều trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết
Để điều trị tiểu rắt tiểu không hết, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Về cơ bản, các phương pháp điều trị như sau:
- Điều trị tại nhà (nếu các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng cuộc sống)
- Thuốc theo toa
- Thủ thuật ngoại khoa
1. Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất
Có một số phương pháp điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu không hết tại nhà giúp người bệnh giảm đáng kể triệu chứng, dưới đây là một số gợi ý:
- Trì hoãn đi tiểu với khoảng thời gian nhỏ
Làm một bảng note để theo dõi tần suất đi vệ sinh. Sau đó cố gắng giảm tần suất này, mỗi lần cảm thấy cần đi tiểu, hãy xem mình có thể nhịn thêm 5 – 10 phút không, tăng dần thời gian, thực hiện vệ sinh sau 3 – 4 giờ.
- Năng động hơn
Tập thể dục đều đặn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội... giúp giảm các vấn đề về tiết niệu.
- Giữ tinh thần thoải mái
Lo lắng, căng thẳng khiến một số người đi tiểu thường xuyên hơn, dẫn tới tiểu rắt và tiểu không hết. Học cách giữ tinh thần thoải mái bằng thiền, yoga,...
- Tránh xa chất kích thích
Tránh xa chất kích thích như cà phê, rượu, bia... đặc biệt tránh sử dụng chúng ban đêm.
.png)
- Giữ cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân làm hệ tiết niệu trở nên tồi tệ hơn. Nếu đang thừa cân, bạn hãy lên kế hoạch để giảm cân lành mạnh.
2. Sử dụng thuốc theo toa
Tùy vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp, ví dụ như:
- Kháng sinh (như penicillin hoặc amoxicillin) để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Thuốc chặn alpha, thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI), thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5),... để điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Thuốc Bisacodyl, thuốc Normacol, thuốc Forlax, thuốc Sorbitol,... để điều trị táo bón
- Bethanechol clorid để điều trị bí tiểu
3. Điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa
Chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết nếu xuất phát từ bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa, bệnh lậu... việc điều trị bằng ngoại khoa được khuyến khích hơn cả.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị theo phương pháp: đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.

Nhiệt lượng từ vật lý trị liệu dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm, tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Trong đó, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y....
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết tiểu rắt tiểu không hết nguyên nhân do đâu, triệu chứng là gì, cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa được giải đáp miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến tiểu rắt tiểu không hết
Cảm giác đi tiểu không hết ở nữ
Tiểu rắt ở nữ
Mắc tiểu liên tục những tiểu ít ở nữ
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần
Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt
Tiểu đêm, tiểu buốt
Trẻ buồn tiểu nhưng không đi được